Posted on 1,298  

Với nhu cầu sử dụng xe máy rất nhiều tại Việt Nam, nên việc bảo dưỡng xe máy là vô cùng cần thiết. Bão dưỡng xe máy là một bước chuẩn bị trước để xe không bị hư hỏng và gặp trục trặc lúc đang đi xe.

Bảo dưỡng xe máy định kỳ là một khâu rất quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng; giúp xe vận hành êm ái bền lâu hơn, đảm bảo an toàn. Sau đây là những điều lưu ý để bão dưỡng xe máy.

Quá trình bão dưỡng xe máy bao gồm các bước sau

Khung xe: kiểm tra vành, nan hoa; bôi trơn các bộ phận chuyển động, bôi trơn tay ga và dây ga; bảo dưỡng giảm xóc trước / sau, phanh trước, dây cáp.

Bộ phận động cơ: vệ sinh lọc gió, bảo dưỡng bộ chế hòa khí, điều chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi; chỉnh ly hợp, kiểm tra và thay nhớt máy, căn chỉnh van, lắp lại ắc quy.

Đối với xe phun xăng điện tử: kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra hoạt động của cảm biến; kiểm tra / thay thế bộ lọc bơm nhiên liệu (nếu cần); và các thông tin chi tiết trong hệ thống phụ nhiên liệu.

Hệ thống truyền lực: kiểm tra cần khởi động, vặn chặt tất cả các ốc trên hệ thống khung gầm; tra dầu cầu sau, bảo dưỡng nhông xích, bảo dưỡng phanh sau, chân côn.

>>> Đọc thêm các bài viết thú vị khác về Bão Dưỡng Xe Máy

Sau đây là các bộ phận xe máy cần bão dưỡng định kỳ

Kiểm tra và thay dầu nhớt cho xe máy

Kiểm tra và thay dầu nhớt cho xe máy

Sau một thời gian hoạt động, chất lượng dầu nhớt trong xe bị suy giảm dẫn đến giảm độ nhớt. Do đó, bạn nên thay nhớt một lần sau khi xe chạy được khoảng 2.000-3.000 km. Sau khi xe máy bị ngập nước cũng nên thay nhớt để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất.

Kiểm tra và thay bộ má phanh dầu

Kiểm tra và thay bộ má phanh dầu

Một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống phanh đó chính là má phanh, hay còn gọi là bố thắng.

Các bộ phanh đĩa gồm có đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau.

Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn khi xe đang hoạt động mà còn mài mòn đĩa phanh; gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới.

Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ làm giảm hiệu quả phanh hoặc làm phanh cứng, giật. Để đảm bảo an toàn khi lái xe; bạn nên kiểm tra/thay dầu phanh và má phanh 15.000 – 20.000 km một lần.

Kiểm tra bộ phận lọc gió

Kiểm tra bộ phận lọc gió

Lọc gió xe máy là bộ phận quan trọng trên xe máy. Lọc gió đúng như cái tên của nó có chức năng lọc luồng không khí vào trong buồng đốt; giúp loại bỏ bụi bẩn, nước…. Các tạp chất ra khỏi không khí, để có một luồng không khí sạch vào buồng đốt, làm tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu hơn.

Lọc gió giúp lọc bụi bẩn, đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, hao xăng, xe máy chạy yếu và phun ra khói đen. Vì vậy, hãy thay lọc gió định kỳ để giúp xe vận hành bền bỉ hơn.

Kiểm tra và thay Bugi

Kiểm tra và thay Bugi

Bugi là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống như tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh.

Bugi được thiết kế có chất sứ bao bọc tiếp xúc với kim loại ít hơn do vậy việc trao đổi nhiệt kém hơn và nến nóng hơn; làm sạch bụi bẩn tốt hơn.

Đây bộ phận đánh lửa đốt cháy nhiên liệu và sinh công suất cho xe nên việc bảo dưỡng; thay thế bugi là rất cần thiết. Sau khi xe di chuyển được khoảng 10.000km, đầu bugi sẽ bị mòn; gây ra hiện tượng đánh lửa không đều, động cơ hụt hơi, hao xăng. Vì vậy, nên kiểm tra và thay thế định kỳ bugi để xe luôn vận hành tốt nhất.

Bộ phận dầu láp

Bộ phận dầu láp

Dầu láp còn có tên gọi khác là dầu cầu, dầu hộp số, nhớt hộp số… Loại dầu này có tác dụng bôi trơn bộ bánh răng truyền động bánh sau của xe tay ga. Các chuyên gia kĩ thuật cho hay; khi đi xe máy tay ga, bạn cũng cần phải lưu ý đến việc thay dầu láp định kì như thay dầu máy.

Nhớt hộp số hay nhớt láp trên xe tay ga nếu bị khô, nhiễm bẩn sẽ gây tiếng ồn lớn; giảm hiệu quả của hệ thống truyền động, thậm chí có thể gây vỡ láp, mất truyền động nếu tình trạng nặng hơn.

Kiểm tra bộn phận dây curoa

Kiểm tra bộn phận dây curoa

Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp, loại dây này có khả năng kết nối để truyền năng lượng cho bánh răng và hệ thống máy móc thiết bị. Hơn nữa, việc tăng giảm kich thước puly có tác dụng điều chỉnh tốc độ vòng quay của puly.

Dây cu-roa là bộ phận truyền động chính của xe, chịu ma sát và lực căng lớn, thường xuyên ở trong tình trạng nhiệt độ cao, bụi bẩn nên rất dễ bị mòn khiến xe ì ạch, nóng máy. Nặng hơn, dây cu-roa có thể bị đứt, gây mất truyền động.

Dây cu-roa cần phải được kiểm tra thường xuyên và nếu có dấu hiệu bị đứt cần được thay thế ngay.

Thường xuyên thay nước làm mát xe máy

Thường xuyên thay nước làm mát xe máy

Nước làm mát xe hơi là một trong những thiết bị không thể thiếu cho chiếc xe hơi nhà bạn. Ngoài việc khiến động cơ hoạt động một cách bền bỉ hơn nó còn hạn chế tối đa sự trục trặc và cháy nổ.

Nước làm mát trên xe tay gas nếu bị mất quá nhiều hoặc bị cạn sẽ khiến xe nóng máy; nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Vì vậy, bạn nên kiểm tra nước làm mát định kỳ, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

Bảng giá dành cho bảo dưỡng xe máy

Bảng giá dành cho bảo dưỡng xe máy

Người dùng nên lựa chọn các trung tâm, đại lý chính hãng có uy tín; chuyên nghiệp để bảo dưỡng xe máy định kỳ, giúp xe vận hành bền bỉ và mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bão dưỡng xe máy khác tại trang QKL để tham khảo thêm.

Nguồn: quantrimang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *