Posted on 1,190  

Cầu xe: đây chính là một bộ phận hình cầu được đặt nằm giữa trục nối hai bánh xe sau của một chiếc ô tô.  Bên trong đó có chứa một hệ thống các bánh răng được gọi là bộ “vi sai”. Bộ vi sai được nối hai đầu với nhau bằng 2 láp ngang; đồng thời nối với động cơ bằng một ống hình trụ gọi là láp dọc.

Khi động cơ bắt đầu chuyển động nó sẽ làm quay láp dọc và tác động lên bộ vi sai từ đó mà làm quay 2 láp ngang và giúp bánh xe lăn. Theo những nguyên tắc thì hai bánh xe không được phép chuyển động cùng một vận tốc khi vào khúc cua vì nó sẽ gây hiện tượng lết bánh làm lật xe từ đó mà gây nguy hiểm khi lái. Bởi vậy, bộ vi sai có công dụng giúp hai bánh xe chuyển động độc lập từ đó bánh này phải tựa vào bánh kia mới quay được. Cầu xe là phần rất quan trọng mà trên bất kỳ chiếc ô tô nào cũng phải có. Trên thị trường hiện nay, các hãng sản xuất ô tô chia ra 3 loại là 1 cầu trước, 1 cầu sau, 2 cầu.

Cầu xe và các hệ dẫn động 4WD, AWD, 4×4, 4×2

Các hệ truyền động 1 cầu hiện đang được Dothanh Auto sử dụng lên các dòng xe: DoThanh IZ series, Daewoo HC6AA… Dẫn động cầu sau có nhiều ưu điểm là không có tác động qua lại lên bánh trước, giúp tăng tốc xe. Nhiệm vụ dẫn động được dồn chủ yếu cho trục bánh sau vì trục bánh trước chỉ có chức năng dẫn hướng. Nhược điểm của loại này là ít bám đường trên những đoạn đường trơn trượt và khó di chuyển do máy ở phía trước nên trọng lượng đặt lên 2 bánh sau khá thấp.

Cầu xe và các hệ dẫn động 4WD, AWD, 4x4, 4x2

Khi mới tiếp xúc với ô tô, chúng ta sẽ bắt gặp những ký hiệu như 4WD, AWD, 4×4, 4×2… 

Trước tiên chúng ta cần phân biệt được hai khái niệm là “cầu xe” và “trục truyền động”. Theo đó, cầu xe là một ống kim loại nối hai bánh xe lại với nhau, mỗi xe có ít nhất hai cầu. Trục truyền động hay còn gọi là “cầu chủ động”, có chức năng là truyền công suất và mô-men xoắn của động cơ tới bánh xe, bên trong có hệ thống vi sai. 

Các kiểu hệ dẫn động trên ô tô

Phân biệt xe 1 cầu và xe 2 cầu.

Do vậy, sẽ có 3 kiểu truyền động và tương ứng là 1 hay 2 trục truyền động:

Truyền động từ động cơ đến cả 4 bánh: cần có 2 trục truyền động.

Truyền động đến các bánh sau: cần có 1 trục truyền động.

Truyền động đến các bánh trước: cần có 1 trục truyền động

Như vậy, xe 1 cầu là xe được truyền động đến 2 bánh (2 bánh trước hoặc 2 bánh sau), có 1 trục truyền động. Xe 2 cầu là xe được truyền động đến cả 4 bánh, có 2 trục truyền động.

Các kiểu hệ dẫn động trên ô tô

Tìm hiểu các hệ dẫn động phổ biến hiện nay

Dựa trên số lượng các bánh xe chủ động, người ta chia thành các loại hệ dẫn động phổ biến nhất hiện nay như 2WD, 4WD, AWD, FWD, RWD… Mỗi loại hệ dẫn động này đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu và mục đích của nhà sản xuất. Chẳng hạn như xe địa hình thường trang bị hệ dẫn động bốn bánh, xe thể thao thì thường trang bị hệ dẫn động cầu sau, xe cỡ nhỏ thì trang bị hệ dẫn động cầu trước.

Xe sử dụng hệ dẫn động toàn thời gian

Hệ dẫn động 4 bánh (4×4) còn được gọi là hệ dẫn động 2 cầu.

Đầu tiên, xe có 4 bánh chủ động và cả 2 cầu là cầu chủ động, động cơ truyền lực tới cả 4 bánh xe:

– 4WD hay 4×4 (Four-Wheel Drive): Đây là hệ dẫn động bán thời gian, người điều khiển sẽ linh hoạt sử dụng hệ dẫn động 1 cầu hay 2 cầu. 

– AWD (All-Wheel Drive): Là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Thông qua hệ thống cảm biến và ECU, mọi việc được tự động điều khiển. Lúc này, tất cả các bánh đều được truyền lực và phân bổ lực kéo một cách tự động. 

Người mới thường nhập nhằng giữa hai loại dẫn động này, tuy nhiên chúng khác nhau về mặt bản chất. Đối với hệ dẫn động bán thời gian 4WD; người lái sẽ linh hoạt lựa chọn hệ dẫn động cầu trước hay cầu sau thông qua cơ cấu gài cầu bên trong xe.

Xe sử dụng hệ dẫn động toàn thời gian

Khi ở chế độ dẫn động 2 bánh, ký hiệu 2H; lúc này động cơ sẽ truyền mô-men xoắn tới 2 bánh. Trong khi ở chế độ dẫn động 4 bánh; ký hiệu 4H với cấp độ “High” và “Low” tùy thuộc vào nhà sản xuất. Trong khi đó hệ dẫn động AWD là thuật ngữ; dùng để chỉ các xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh tại tất cả các thời điểm. Tức là hệ thống này luôn bật và hoạt động mà không có sự can thiệp của con người và tất nhiên cũng không có các nút.

Những ký hiệu về hệ dẫn động

Tóm lại, hệ dẫn động 4WD và AWD đều có chung mục tiêu; là cung cấp năng lượng cho cả 4 bánh xe. Sự khác biệt chính giữa AWD và 4WD liên quan đến việc ra quyết định của người lái.

Thứ hai, xe có 2 bánh chủ động (ký hiệu 2WD, 4×2) với 1 cầu duy nhất; nếu ở vị trí trước là FWD, vị trí sau là RWD: 

– FWD: Còn gọi là hệ dẫn động cầu trước; 2 bánh trước của xe là hai bánh trực tiếp nhận được lực truyền từ động cơ. Hai bánh chủ động sẽ quay để kéo hai bánh sau lăn theo. 

– RWD: Hệ dẫn động cầu sau; cách hoạt động tương tự như hệ dẫn động cầu trước nhưng lúc này hai bánh chủ động của xe nằm ở phía sau. 

– Khả năng bám đường kém; đặc biệt đối với các đoạn trơn trượt nếu trọng lượng lên hai bánh sau thấp.

Dựa trên ưu nhược điểm của từng loại 2 loại hệ dẫn động này; nên ta thấy các mẫu xe con thường sử dụng hệ dẫn động cầu trước (FWD); do ít phải bảo dưỡng và linh hoạt khi di chuyển ở tốc độ cao. Trong khi đó, các xe tải, xe khách lại sử dụng hệ dẫn động cầu sau; nhờ ưu điểm vượt trội về sức tải và sức kéo. 

Tìm hiểu thêm những thông tin về bảo dưỡng xe tại Tin Tức QKL.

Nguồn: oto.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *