Posted on 828  

Các hãng xe nổi tiếng như Toyota, Huyndai, Nissan từng có những lúc dẫn đầu về doanh số bán xe. Từng làm mưa làm gió trên thị trường xe hộp ở Việt Nam. Từng có lúc Innova đè bẹp tất cả các đối thủ, Ecosport một mình một ngựa nhưng đến nay để các dòng xe khác đã vượt mặt về doanh số. Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi, những hãng xe khác cho ra đời rất nhiều mẫu xe mới khiến những chiếc xe từng làm mưa làm gió trở về “dĩ vãng”.

Thị trường ôtô Việt Nam trong qua từng năm năm đã chứng kiến sự cuộc cạnh tranh khốc liệt. Qua việc bán hàng khi nhiều hãng xe đang bắt đầu tung ra các chương trình kích cầu giảm giá bán, khuyến mãi, tặng quà, dịch vụ… Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những hãng xe, mẫu xe đã từng rất nổi bật. Cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng lại bị lãng quên như thế nhé.

Thị trường xe hộp năm 2020

Thị trường xe hộp năm 2020

Trong năm 2020, Ford Việt Nam đã đầu tư 1.900 tỷ đồng để nâng công suất nhà máy lên 40.000 xe/năm. Tập đoàn Thành Công và Hyundai (Hàn Quốc) đầu tư 3.200 tỷ đồng cho nhà máy mới công suất 100.000 xe/năm.

Ngoài ra nhiều dự án sản xuất lắp ráp khác của Honda, Toyota, Mitsubishi, Suzuki… dự kiến sắp tới sẽ triển khai. Còn tập đoàn VinGroup vừa công bố phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu để bổ sung vốn cho công ty VinFast nhằm đẩy mạnh sản xuất ô tô trong nước.

Với các dự án sản xuất, lắp ráp ô dự kiến hoàn thành giai đoạn 2022-2023, thị trường ô tô Việt Nam sẽ cực kỳ sôi động. Các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh tung ra nhiều chính sách chiết khấu hấp dẫn khiến giá xe giảm tiếp tục giảm.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường ô tô toàn thế giới và doanh số bán tại khu vực Đông Nam Á cũng giảm mạnh. Nhưng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Do được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ nên doanh số xe giảm nhẹ, qua đó vươn lên trở thành thị trường ô tô lớn thứ 4 trong khu vực.

Toyota Innova – Vị vua về doanh số 

Khi sứ mệnh của Zace kết thúc tháng 12/2005, Toyota nhanh chóng đặt niềm tin vào chiếc MPV kế nhiệm Innova với hy vọng làm tốt vai trò của đàn anh. Kết quả Innova không những làm tốt, mà còn trở thành kẻ dẫn đầu trong phân khúc, tưởng như không ai có thể vượt qua trong suốt 12 năm.

Cứng cáp để đi hầu hết các con đường

Công thức thành công của Innova giống Zace. Hệ truyền động cầu sau bền bỉ; đủ cứng cáp để đi hầu hết các cung đường, động cơ 2 lít nhỉnh hơn Zace được bổ sung thêm sức mạnh; và sự xuất hiện của công nghệ van biến thiên VVT. Ngoại hình rũ bỏ hoàn toàn dạng hình hộp của người tiền nhiệm; Innova mang tới cái nhìn mới mẻ cho khách hàng Toyota; thuôn mềm, to lớn hơn. Cấu hình 7 chỗ giúp Innova được lòng cả khách hàng gia đình lẫn dịch vụ cùng độ lành nổi tiếng và chi phí bảo trì thấp.

Nhiều người cho rằng mẫu xe không có gì để hỏng nên mới bền; nhưng mọi so sánh cần đặt vào hệ quy chiếu thời gian. Thời điểm cách đây 15 năm, khi ôtô vẫn còn là mặt hàng xa xỉ với đa số người dân; thì công nghệ không phải ưu tiên hàng đầu. Họ cần sự ổn định và dễ thanh khoản, cả hai điều này lúc ấy Toyota đáp ứng được. Doanh số Innova đạt đỉnh hơn 14.581 xe năm 2018. Tưởng chừng câu chuyện thành công được viết tiếp, nhưng chỉ một năm sau, gió đã đổi chiều.

Kẻ bức tử nhiều hãng xe khác

 

Hơn 10 năm trước chính Innova là kẻ “bức tử” cả Jolie lẫn Zinger của Mitsubishi. 10 năm sau, Xpander phế truất Innova, cuộc “phục thù” ngọt ngào của hãng xe đồng hương. Xpander có mọi thứ Innova có nhưng mang thiết kế tương lai hơn, trẻ trung và mức giá dễ chịu hơn hẳn. Người dùng vẫn có ý kiến trái chiều về máy 1.5 không thể so 2.0 trên Innova nhưng trọng lượng Xpander lại nhẹ hơn đáng kể. Bất chấp tranh cãi, hai năm qua, mẫu MPV lai crossover nhà Mitsubishi chiếm 50% thị phần xe 7 chỗ. Áp lực của Innova là tìm ra công thức mới để thuyết phục khách hàng, nếu muốn quay về vị trí vốn có của mình.

EcoSport – Dáng thể thao năng động 

Mẫu xe lôi cuốn khách hàng

Ford khai sinh phân khúc CUV cỡ B tại Việt Nam năm 2014. EcoSport ngay lập tức cuốn hút khách hàng. Một chiếc gầm cao nhỏ gọn dễ luồn lách trong phố, dáng thể thao năng động chẳng ngại những ngày mưa ngập. Hãng xe Mỹ cung cấp tới 7 túi khí cho bản cao nhất đi cùng hộp số tự động ly hợp kép 6 cấp, động cơ danh tiếng 1.0 Ecoboost với đầy ắp giải thưởng trên toàn cầu.

“One Ford” giúp Ford định hình mọi mẫu xe gần như tương đương ở mọi thị trường; nhưng cũng chính nó cũng đẩy những chiếc Ford vướng vào “vòng lao lý” khi lỗi hộp số xuất hiện. Cả Focus lẫn EcoSport chung số phận.

Mẫu xe không có đối thủ xứng tầm

Trong quãng thời gian vinh quang, EcoSport hầu như không có đối thủ xứng tầm. Suzuki Vitara nhập Hungary rất đẹp nhưng hệ thống phân phối hạn chế và mức giá cao; làm khách hàng chỉ hào hứng thời gian đầu. Hyundai i20 Active lại quá nhỏ còn chiếc Renault Duster có sức mạnh thương hiệu quá yếu; và vẻ ngoài thô ráp; thực dụng chỉ hợp mắt người Đông Âu. Khi Hyundai Kona xuất hiện, đối lập hoàn toàn dáng cao ngắn gây tranh cãi của mẫu xe Mỹ; bản cao cấp nhất mạnh hơn EcoSport tới 50 mã lực cùng hộp số ly hợp kép 7 cấp ổn định. Cuộc xâm lăng của mẫu xe Hàn như giọt nước tràn ly; đẩy người tiên phong trở thành cựu vương.

Trong lúc Ford còn loay hoay làm mới “con cưng” một thời với vài tùy chọn mới nhằm tăng khả năng trở lại thì Kia thêm một cú bồi nữa bằng Seltos với giá mềm hơn rất nhiều. Tương lai của kẻ dẫn đầu một thời chỉ còn trông đợi ở thế hệ tiếp theo.

Grandis – Sedan trong kỷ nguyên mới

Grandis - Sedan trong kỷ nguyên mới

Khi tung ra Grandis năm 2005, Mitsubishi không định vị nó thay thế cho Jolie; mà muốn giành miếng bánh của Toyota Camry với khẩu hiệu đầy khiêu khích “sedan trong kỷ nguyên mới”, dù bản chất là một chiếc MPV. Mức giá 44.000 USD thời đó tương đương mẫu sedan cỡ D nhà Toyota.

Thiết kế nội thất tiện nghi

Khách hàng không chê gì chiếc MPV 7 chỗ rộng rãi lúc đó về khả năng vận hành; thiết kế nội ngoại thất và các trang bị đi kèm. Đèn pha tự động điều chỉnh độ cao theo trọng tải; hàng ghế thứ 3 “thông minh” tới mức lật ngược lại được biến thành ghế câu cá cho buổi picnic; đèn phanh LED vuốt dài, camera lùi tích hợp sẵn, cửa gió điều hòa cho tất cả các vị trí; thậm chí sẵn luôn kính tối màu từ lúc lăn bánh rời nhà máy.

Chỉ duy nhất một điều, nó đi trước thời đại quá xa khi khách hàng chưa có nhu cầu. Ở tầm giá đó, thời điểm đó; các cơ quan nhà nước, doanh nhân vẫn ưu tiên sedan truyền thống. Sự sang trọng của sedan trong hình hài một chiếc MPV là quá mơ hồ; khi ít ai mặn mà đi giao dịch, ngoại giao bằng xe 7 chỗ.

Grandis không có đổi thủ

Thực ra suốt thời gian tồn tại, Grandis chẳng có ai là đối thủ; chỉ có mình nó chiến đấu với bản ngã chưa hợp thời của mình. Một thập kỷ sau, Mitsubishi vẫn chưa sẵn sàng khởi động lại ý niệm một lần nữa. Phân khúc MPV 1 tỷ trở lên nhường chỗ cho Kia Sedona cùng mẫu xe nhập khẩu tư nhân giá cao ;Toyota Sienna còn Honda Odyssey; Mercedes V-Class hay Peugeot Traveller không thành công về mặt thương mại. Ford Tourneo ra mắt mới đây chưa tạo nhiều dấu ấn.

Thông tin trên được mang đến bạn qua QKL. Hãy theo dõi chúng tôi để đón đọc thêm những thông tin về xe bổ ích.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *