Posted on 2,384  

Phần cảm biến vị trí bướm ga có chức năng để đo độ mở ở vị trí của cánh bướm ga nhằm báo tín hiệu về hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng những thông tin tín hiệu vừa được nhận mà cảm biến vị trí bướm ga gửi về. Để có thể tính toán được mức độ tải của động cơ giúp hiệu chỉnh đúng thời gian phun nhiên liệu, cắt bớt nhiên liệu, điều khiển chỉnh lại góc đánh lửa sớm hay có thể là điều chỉnh bù ga cầm chừng cũng như điều khiển chuyển số.

Một khi đạp gấp ga ở bên trong chế độ toàn tải, bộ phận ECM sẽ có thể tự động ngắt A/C, từ đó mà ECU chuyển về chế độ “Open loop” để có thể điều khiển phun nhiên liệu mà bỏ qua tín hiệu từ cảm biến ô-xy.

Vai trò của Cảm biến vị trí cánh bướm ga

Cảm biến vị trí cánh bướm ga một đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành động cơ xe, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lượng nhiên liệu tiêu hao của xe.

Vai trò của Cảm biến vị trí cánh bướm ga

Phần cảm biến vị trí cánh bướm là một trong những cảm biến bên trong động cơ ô tô quan trọng nhất. Cảm biến vị trí cánh bướm thực ra chính là một dạng biến trở làm thay đổi theo vị trí bướm ga và gửi thông tin về máy tính. Từ đó có thể  xử lý thông tin nhằm tối ưu hóa lượng nhiên liệu được phun ra. Đối với những loại xe sử dụng hộp số tuần tự, vị trí bướm ga cũng là một thông số để giúp kiểm soát tốt quá trình chuyển số. Khi thông tin được chuyển về máy tính; ECU sẽ sử dụng thông tin ấy để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu; điều khiển góc đánh lửa sớm, điều chỉnh bù ga cầm chừng. 

Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga

Để có thể hiểu được cấu tạo của chi tiết này; ta cần phải biết được cảm biến này có mấy loại để xác định chính xác. Cảm biến vị trị bướm ga xe ô tô có 3 loại chính là: loại tiếp điểm, loại tuyến tính, loại Hall. 

Đối với loại tiếp điểm 

Loại cảm biến này sẽ sử dụng tiếp điểm không tải (IDL) và tiếp điểm trợ tải (PSW) nằm kiểm tra động cơ đang chạy không tải hay chạy trong điều kiện tải trọng lớn. Khi bướm ga đóng hoàn toàn, IDL đóng on và tiếp điểm PSW ngắt OFF, lúc này hệ thống điều khiển của xe sẽ hiểu rằng động cơ đang vận hành không tải.

Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga

Nếu bạn đạp ga, IDL sẽ ngắt OFF và bướm ga mở ra ở vị trí xác định. Đồng thời ấy, PSW sẽ bật lên và hệ thống điều khiển (ECU) sẽ xác định động cơ đang chạy tải nặng. Nếu ở vị trí cầm chừng; điện áp từ cực IDL qua công tắc tiếp xúc IDL về mass. Ở vị trí toàn tải, điện áp từ cực PSW qua công tắc PSW về mass. 

Cảm biến vị trí bướm ga lúc này sẽ được cấu tạo bởi con trượt và các cực điện. Trong đó, con trượt sẽ được điều chỉnh chay dọc theo chiều điện trở. Ở cực VTA sẽ được tăng dần điện áp lên theo tỷ lệ thuận với vị trí mở cánh bướm. Nếu bướm ga hoàn toàn đóng, tiếp điểm cầm chừng sẽ nối cực IDL và E2 lại. Từ đó, tín hiệu sẽ được đẩy đến hộp điều khiển và điều chỉnh lượng nhiên liệu động cơ. Để hiểu thêm về loại cảm biến tuyến tính; các bạn có thể tham khảo hình sơ đồ mạch điện cảm biến dưới đây.

Đối với cảm biến Hall 

Là loại cảm biến vị trí bướm ga hiện đại mới nhất, Hall sẽ cảm nhận sự thay đổi vị trí bướm ga được chính xác nhất bởi các nam châm. Bên cạnh đó, hiệu ứng Hall sẽ tạo điện áp ra từ các cực VTA 1 và VTA 2. Sau đó, các tín hiệu này sẽ được truyền về hộp điều khiển để làm làm thông số giúp tính toán lượng nhiên liệu. 

Những hư hỏng thường gặp của cảm biến vị trí cánh bướm ga

Cảm biến vị trí bướm ga có thể hư hỏng sau một thời gian sử dụng; các lỗi thường gặp là đứt dây tín hiệu khiến thông tin không truyền được tới hộp ECU. Dây tín hiệu bị mát hoặc bị chạm dương. Ngoài ra, các lỗi hư hỏng ở vi mạch xử lý thông tin cũng khiến báo hỏng.

Đối với cảm biến Hall 

Lắp đặt cảm biến vị trí cánh bướm vào cánh bướm; lắp đặt cảm biến vị trí cánh bướm vào cánh bướm.Khi cảm biến bị trục trặc; xe sẽ có những hiện tượng như tốc độ không ổn định, gia tốc giảm mạnh; tăng mức hao phí nhiên liệu lên nhiều lần và nồng độ khí xả thải tăng cao. Để khắc phục những điều trên; người lái xe cần phải biết cách kiểm tra cảm biến ở vị trí bướm ga để xác định nguyên nhân.

Bạn cần kiểm tra tiếp điểm IDL khi bướm ga đóng kín có nối với E2. Khi nhấn nhẹ chân ga thì IDL có ngắt với chân E2. Nếu bướm ga mở hơn 50% thì chân PSW có nối với E2 không. 

Đối với cảm biến tuyến tính và Hall

Đầu tiên, bạn cần phải rút giắc điện ra và kiểm tra chân cảm biến các linh kiện như nguồn 5V; chân tín hiệu, chân mát. Khi hoạt động động cơ; cánh bướm ga mở ra thì giá trị điện áp tại chân tín hiệu phải thay đổi theo tỷ lệ tăng dần và luôn ổn định.

Theo kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô chuyên gia cho biết; các hư hỏng thường do các tiếp điểm gặp vấn đề; (với các loại cảm biến vị trí bướm ga đời cũ). Nếu xe bạn không thể lên ga được thì bạn cần xem xét về cảm biến; vì có thể do chi tiết này mà xe bạn đã bị giới hạn vòng tua.

Tìm kiếm những thông tin hấp dẫn về việc bảo dưỡng xe ô tô tại Tin Tức QKL.

Nguôn: danchoioto.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *